Tuần này, bé có trọng lượng khoảng 2,9 – 2,95 kg, chiều dài toàn thân khoảng 47 cm (từ đầu đến mông khoảng 35 cm).
Sự phát triển của thai nhi
Mặc dù ngày dự sinh của bạn vẫn còn ba tuần nữa, nhưng ở tuần này thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng chào đời. Bây giờ, phổi của bé đã hoàn chỉnh và sẵn sàng thích ứng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Thời điểm này, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và phát triển trong ba tuần cuối của quá trình mang thai.
Khoảng thời gian này, đầu thai nhi thường hướng xuống hõm xương chậu trước. Tuy nhiên, có tới 3% các trường hợp mang thai mà phần chân hoặc phần mông của thai nhi xuống hõm xương chậu trước. Hiện tượng này gọi là thai ngược.
Cuộc sống của bạn
Sự thay đổi cơ thể
Bây giờ, các cơn co thắt có thể đến thường xuyên và có thể kéo dài hơn, gây khó chịu cho bạn. Bạn cũng có thể nhận thấy sự gia tăng dịch tiết âm đạo. Tuy nhiên, nếu bạn thấy một số biểu hiện như ra máu, hoặc chất nhầy nhuốm một lượng nhỏ của máu thì có thể cơn đau đẻ của bạn sẽ diễn ra trong vài ngày tới hoặc ngắn hơn. Nếu bạn bị chảy máu nhiều hơn thì hãy gọi người thân đưa tới bệnh viện ngay lập tức. Nếu có thể, lúc này bạn hãy thư giãn, tạo cho tinh thần được thoải mái, vì sau khi sinh bạn sẽ phải vất vả để chăm bé nên ít có thời gian để nghỉ ngơi.
Tuần này, bạn vẫn phải tiếp tục theo dõi các chuyển động của bé. Nếu thấy các hoạt động của bé giảm đi thì ngay lập tức bạn phải vào viện để khám và có các biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề bất thường xảy ra với bé.
Thời điểm này, trong giấc ngủ, bạn có thể sẽ gặp phải những giấc mơ về cơn đau đẻ sắp xảy ra với mình.
Các dấu hiệu của cơn co thắt đau đẻ
Không có cách nào để đoán trước khi nào cơn đau đẻ của bạn sẽ bắt đầu. Nhưng, cơ thể bạn đã thực sự bắt đầu “chuẩn bị” cho cơn đau đẻ trước một tháng khi sinh.
Trước khi cơn đau đẻ bắt đầu
– Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, bạn có thể cảm nhận được sự sa bụng trước vài tuần khi cơn đau đẻ bắt đầu. Cảm giác này giống như em bé của bạn rơi tọt vào xương chậu và bạn sẽ thấy nặng nề trong xương chậu. Tuy nhiên, thời gian này dưới lồng ngực của bạn áp lực sẽ giảm đi, vì thế bạn có thể sẽ dễ thở hơn.
– Một số dấu hiệu của cơn đau đẻ: Các cơn đau đẻ thường xuyên và dữ dội hơn có thể là dấu hiệu tiền đau đẻ. Đây là giai đoạn được thiết lập cho cơn đau đẻ thật sự diễn ra. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại trải qua cảm giác chuột rút và như khi có kinh nguyệt.
– Chất nhờn ở âm đạo được tiết ra nhiều hơn. Sự tiết chất nhờn là số lượng nhỏ của chất nhờn dày đặc, chặn các kênh của cổ tử cung dẫn đến tử cung của bạn. Các chất nhờn này có thể ra hết trong một lần, hoặc tiết ra từ từ trong vài ngày. Các chất nhờn có thể bị nhuốm màu máu (có thể là màu nâu, hồng hoặc đỏ). Trường hợp này được gọi là “biểu hiện đẫm máu”.
– Vỡ nước ối. Hầu hết phụ nữ bắt đầu có cơn co thắt đều đặn trước khi vỡ nước ối xảy ra, nhưng trong một số trường hợp thì nước ối lại bị vỡ trước các cơn co thắt. Nếu hiện tượng vỡ ối xảy ra thì cơn đau đẻ sẽ thường diễn ra ngay sau đó. (Nếu cơn co thắt không bắt đầu ngay, bạn sẽ bị giục đẻ) Cho dù nước ối ra ồ ạt hay chảy nhỏ giọt, bạn cũng nên nhập viện ngay để được bác sĩ trợ giúp kịp thời.
Đau đẻ giả và đau đẻ thật
Đôi khi, chúng ta khó có thể phân biệt rạch ròi các cơn đau đẻ giả, đau đẻ thật. Tuy nhiên, đau đẻ giả là không thể đoán trước được. Chúng đến theo đợt, không đều đặn, về sau chúng diễn ra đều đặn và ngắn hơn, mạnh mẽ hơn và kéo dài hơn.
Với cơn co thắt giả, cơn đau từ co bóp dạ con có thể tập trung ở bụng dưới. Những co thắt giả có thể giảm dần khi bạn bắt đầu hoặc ngừng một hoạt động nào đó, thậm chí là bạn thay đổi vị trí.
Với con đau đẻ thật, bạn có thể cảm thấy cơn đau bắt đầu ở lưng dưới và cuộn quanh bụng dưới.
Lưu ý: Tuy còn trong bụng mẹ, nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi đều có những khác biệt. Thông tin về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37 chúng tôi đưa trên đây nhằm cung cấp cho bạn những hiểu biết chung nhất về sự phát triển của các bé giai đoạn này.
Discussion about this post